Thông tin MobiFone phân phối iPhone 6S và 6S Plus kèm giá bán gây hiệu ứng lớn trên dư luận, đặc biệt là hình thức bán kèm hợp đồng một năm. Chẳng hạn, gói iPlan 5 của MobiFone cho phép người dùng mua máy với giá ban đầu là 9,69 triệu đồng, cam kết sử dụng mỗi tháng là 1 triệu đồng trong 12 tháng.
Với nhiều người, giá bán của sản phẩm nhìn chung khá cao bởi nếu cộng dồn phí sử dụng hàng tháng, họ phải bỏ ra 21,7 triệu đồng cho một chiếc iPhone 6S 16 GB, cao hơn giá mở mạng 2,8 triệu đồng.
So sánh mức giá iPhone 6S bán kèm hợp đồng của MobiFone với 2 nhà mạng lớn của Mỹ (Verizon và AT&T), có thể thấy mức chi trả ban đầu và phí hàng tháng người dùng Việt Nam phải trả đều cao hơn. Cụ thể, người dùng Việt Nam phải trả khoảng 435 USD phí ban đầu, phí hàng tháng tương đương 45 USD, trong khi tại Mỹ, người dùng chỉ phải trả 199 USD để đem máy về và chưa đến 30 USD phí hàng tháng.
Chi phí mua iPhone 6S từ nhà mạng MobiFone so với 2 nhà mạng lớn của Mỹ. |
Tuy nhiên, người dùng Mỹ lại phải bỏ ra các khoản chi phí đắt đỏ cho các gói dữ liệu, chẳng hạn 65 USD cho 3 GB dữ liệu mạng của Verizon và 55 USD cho 2 GB dữ liệu mạng từ AT&T trong khi gói cước của MobiFone tặng kèm 30 GB dữ liệu miễn phí trong 12 tháng (tương đương 2,5 GB mỗi tháng).
Do đó, tính mức tổng chi phí, người dùng tại Mỹ phải bỏ ra số tiền lớn gấp 2 lần so với giá mở mạng để mua máy, sử dụng dịch vụ trong 12 tháng trong khi mức chênh tại Việt Nam không quá lớn (hơn 100 USD).
Một phương thức so sánh khác là so giá máy với các chương trình trả góp hiện nay. Gói trả góp đem ra so sánh ở đây là gói trả trước một nửa tiền máy, trả góp trong 12 tháng (gói có mức chi trả trước và trả hàng tháng gần nhất với gói iPlan 5 của MobiFone).
Với một số gói trả góp 12 tháng thông dụng, người dùng sẽ phải trả trước khoảng gần 9,5 triệu đồng (so với 9,7 triệu đồng của MobiFone), tiền góp mỗi tháng là 960.000 đến gần 1 triệu đồng (so với 1 triệu đồng của MobiFone). Theo cách tính này, mức chênh giá của các gói trả góp thông dụng dao động từ 2,07 đến 2,5 triệu đồng, thấp hơn mức 2,8 triệu đồng của MobiFone.
Chi phí mua iPhone từ MobiFone so với các gói trả góp phổ biến. |
Lợi thế lớn khi đăng ký mua với MobiFone là người dùng được tặng 30 GB (tương đương 2,5 GB mỗi tháng) miễn phí. Tuy nhiên, một điểm người dùng cần lưu ý là khi mua iPhone 6S tại MobiFone, người dùng phổ thông buộc phải ký quỹ (nộp tiền trước, hoàn trả sau 12 tháng).
Anh Trần Văn Thịnh – chuyên viên ngân hàng tại Hà Nội – cho biết, nếu bán theo hình thức ký quỹ, người dùng phải tính thêm tiền lãi suất ngân hàng mới có được cái nhìn chính xác nhất. Chẳng hạn, khi người dùng phải ký quỹ – đồng nghĩa đóng trước cho nhà mạng 12 triêu đồng (tương ứng với 1 triệu đồng/tháng), khách mua sẽ bị thiệt khoảng 720.000 đồng bởi đó là số tiền lãi phát sinh khi người dùng gửi tiết kiệm số tiền 12 triệu đồng với lãi suất phổ biến hiện nay là 6%/năm.
Trong khi đó, theo khảo sát của Zing.vn, hơn 60% độc giả đánh giá mức này cao nếu cộng đủ cước phí, gần 30% cho rằng, giá iPhone 6S của MobiFone không khác biệt so với thị trường. Chỉ khoảng 10% đồng ý đây là giá tốt và nên mua.
Khảo sát của độc giả Zing.vnvề giá iPhone 6S của MobiFone. |
Hôm 11/3, MobiFone chính thức cho phân phối bộ đôi iPhone 6S và 6S Plus chính hãng. Nhà mạng này cho bán cả bản mở mạng và khóa mạng kèm hợp đồng với 5 gói hợp đồng khác nhau, khởi điểm từ 9,69 triệu đồng cho iPhone 6S 16 GB.
Trước MobiFone, các nhà mạng như Viettel, VinaPhone đều phân phối máy từ cuối năm ngoái, bên cạnh các đơn vị như FPT Trading, Thế Giới Di Động và FPT Shop.
" alt=""/>Giá iPhone 6S của MobiFone đắt hay rẻ?Đó là chia sẻ của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, về khởi nghiệp, về người đồng sáng lập tại sự kiện đối thoại với ông Bình do group Quản trị và Khởi nghiệp tổ chức ngày 4/12 tại TP HCM.
Khởi nghiệp đầu tiên là phải có tiền
Lãnh đạo FPT cho rằng chỉ nên làm những việc mà mình giỏi nhất và nên chọn cách khởi nghiệp đơn giản, tinh gọn, hiệu quả.
“Nếu làm thương mại điện tử như Lazada thì tốn phết, tốn hàng 5-7 chục triệu USD (ở Mỹ). Nhưng startup thành công là khoảng 50.000 USD là đạt. Lãnh đạo Sendo từng nói với nói tôi: Em cám ơn anh vì anh không bơm nhiều tiền. Không tiền giúp bạn sáng tạo hơn. Cái nào tốt thật thì không cần quảng cáo vẫn lên”, ông Bình nói.
Ông Bình cho hay, khởi nghiệp phải theo kiểu từng bước qua sông, dò đá ta đi, đừng làm ý tưởng lớn mà phải từ những thứ đơn giản. Ở Việt Nam, số tiền dành cho khởi nghiệp khoảng 10.000 USD, huy động từ bạn bè, gia đình.
"Hãy nghĩ đến chuyện ăn mì gói, đừng nghĩ đến việc ăn ở hoành tráng. Sáng tạo lúc không tiền là cực kì tốt, vì khi có nhiều tiền thì dễ lừa mình lắm, kiểu như đổ tiền vào quảng cáo qua Google, Facebook rồi tưởng sản phẩm mình tốt, đến lúc cắt các khoản này thì đảm bảo sập luôn. Không phải lấy được quỹ lần đầu là tốt mà phải chứng minh chỉ số đo lường kết quả hoạt động (KPI) tăng trưởng trên 30%/tháng thì mới có thể gọi được vốn tiếp. Các doanh nghiệp thường thì tăng gấp 3 lần/năm. Các bạn đạt được các chỉ số đó thì nhiều người đưa tiền cho bạn chơi", ông Bình chia sẻ.
Người đồng sáng lập: Hãy chọn người hay cãi mình
Một trong số các keyword mà những người tham dự buổi nói chuyện của ông Trương Gia Bình tại TP HCM là co-founder (người đồng sáng lập) và lãnh đạo cao nhất của FPT đã đưa ra quan điểm về vấn đề này.
“Trong đám bạn bè, người nào bù trừ là người hay cãi mình, chính là phần mình thiếu thì chọn. Còn mình thích nhau quá chưa chắc đã hợp tác tốt. Ở FPT là bạn học”, ông Bình nói.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch FPT, việc hợp tác sẽ rất khó khăn và phải rõ ngay từ đầu. Bill Gates và Steve Ballmer cũng đưa ra những ranh giới rõ ràng, giới hạn rõ ràng. Ngay từ đầu, vạch ra được biên giới ấy thì rất hay.
" alt=""/>Ông Trương Gia Bình: Khởi nghiệp đầu tiên là phải có tiền